icon icon

Mô hình quản lý chung cư cao tầng hiệu quả

(tháng 11 – 2020)

Chung cư cao tầng là tòa nhà có từ 9 tầng trở lên, bao gồm nhiều hộ dân sinh sống bên trong các căn hộ chung cư, có hệ thống công trình sử dụng chung (công trình vệ sinh chung, lối đi chung, hành lang-cầu thang chung,…). Hiện nay chung cư rất phổ biến tại các khu đô thị trên cả nước. Nhằm giúp hoạt động của chung cư vận hành linh hoạt liên tục linh hoạt thì cần đòi hỏi một đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý toàn bộ tòa nhà chung cư. Trong bài viết này PSA sẽ chia sẻ đến bạn mô hình quản lý chung cư cao tầng hiệu quả nhất năm 2020.

Dịch vụ quản lý chung cư cao tầng là gì?

Quản lý chung cư cao tầng

Đúng như tên gọi của nó dịch vụ quản lý chung cư cao tầng là dịch vụ quản lý mọi hoạt động chung của tòa nhà chung cư: dịch vụ vệ sinh, cảnh quan chung, an ninh, khách hàng-cư dân,… trong chung cư. 

Dịch vụ quản lý chung cư đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của tòa nhà đảm bảo an toàn chất lượng. Đồng thời dịch vụ quản lý chung cư được đóng vai trò là cầu nối quan trọng liên kết khăng khít giữa khách hàng và chủ đầu tư. Mang lại lợi ích lớn nhất cho cư dân-người sử dụng tòa và chủ đầu tư.

Dịch vụ quản lý chung cư cao tầng: là sự kết hợp hài hòa giữa khoa học kỹ thuật vận hành cao ốc trình độ tiên tiến với hệ thống, quy trình quản lý khách hàng, dịch vụ văn phòng. Hoạt động quản lý chung cư yêu cầu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm thực tiễn nhằm giúp cho các chủ đầu tư quá trình khai thác hiệu quả tài sản, đồng thời tạo sự tin tưởng, yên tâm cho khách hàng-cư dân sinh sống trong tòa nhà, nâng cao giá trị tài sản của mình.

Quản lý tòa nhà chung cư thông thường được phân thành 4 hoạt động quản lý chính:

  • Quản lý tài chính

Là hoạt động quản lý tiền và chi phí phải chi ra hàng tháng cho những hoạt động quản lý. Đồng thời ban quản lý cần phải đảm bảo tính minh bạch của tất cả những khoản thu-chi trong tháng đến những chủ đầu tư và đến cư dân sống trong tòa nhà.

  • Quản lý khách hàng

Quản lý khách hàng là tất cả mọi hoạt động để mang lại sự hài lòng nhất đến cho khách hàng. Ngoài việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động chung cư chất lượng, ban quản lý còn đóng vai trò tiếp nhận và giải quyết mọi vấn đề khiếu nại của khách hàng giữ mối quan hệ khăng khít giữa khách hàng và chủ đầu tư.

  • Quản lý nhân viên

Hoạt động quản lý nhân viên là việc tuyển dụng, phân bổ nguồn nhân lực cho từng loại hoạt động. Hoạch định kế hoạch, công việc cho mỗi bộ phận trong tòa nhà, kiểm tra đánh giá chất lượng làm việc của nhân viên, đề ra những quy định thưởng phạt hợp lý khuyến khích nhân viên cống hiến hết mình công việc.

  • Quản lý bảo trì hệ thống kỹ thuật

Bảo trì là dịch vụ kiểm tra, sửa chữa tất cả máy móc thiết bị hoạt động trong tòa nhà. Dịch vụ bảo trì giúp nhanh chóng phát hiện và sửa chữa kịp thời đảm bảo mọi hoạt động trong tòa nhà luôn được vận hành liên tục, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của cư dân.

Để quản lý tòa nhà chung cư hiệu quản nhất, ban quản lý cần phải có sự kết hợp hài hòa linh hoạt của cả 4 hoạt động quản lý. Ban quản lý có thể sử dụng phần mềm quản lý hiện đại nhằm kết hợp linh hoạt tất cả những hoạt động trên giúp chất lượng của quá trình vận hành tòa nhà được diễn ra tốt nhất.

Những bất cập trong quá trình làm việc

Mô hình quản lý chung cư cao tầng hiệu quả

Một tòa nhà chung cư luôn bao gồm rất nhiều cư dân cùng chung sống, chính vì vậy việc xảy ra mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt, mâu thuẫn những chủ sở hữu và cư dân trong tòa nhà thường xuyên diễn ra. 

Có rất nhiều bất cập có thể xảy ra trong quá trình vận hành và quản lý chung cư tất cả đều xuất phát từ những mâu thuẫn giữa cư dân-cư dân, giữa cư dân-chủ đầu tư và giữa các chủ đầu tư của tòa nhà với nhau:

– Tranh chấp mâu thuẫn về chi phí quản lý chung cư:

Chi phí quản lý chung cư bao gồm rất nhiều khoản phí khác nhau như: Chi phí vệ sinh chung, chi phí quản lý điện-nước, chi phí quản lý máy móc thiết bị,… nhằm phục vụ cho chất lượng cuộc sống của cư dân, đồng thời giúp quá trình vận hành của tòa nhà diễn ra liên tục linh hoạt.

Thứ nhất là mâu thuẫn giữa chi phí và giá trị dịch vụ mà khách hàng nhận được: phần lớn khách hàng đều không hài lòng dịch vụ mà ban quản lý đã cung cấp đến họ. Ban quản lý đã không thực hiện đúng cam kết của mình đối với cư dân.

Thứ hai là mâu thuẫn sẽ bắt nguồn khi ban quản lý không rõ ràng, minh bạch trong chi phí đã chi ra cho dịch vụ của tòa nhà gây bức xúc cho cư dân, người sống trong tòa nhà.

– Bất cập trong vấn đề quản lý chung cư

Hoạt động quản lý chung cư được ví như là một bánh lái trong điều hành quá trình hoạt động vận hành của tòa nhà. Tuy nhiên, tại Việt Nam hoạt động quản lý chung cư thực sự vẫn chưa tốt, như mâu thuẫn về tranh chấp quyền sở hữu chung và quyền sở hữu riêng, điển hình là tranh chấp tầng hầm gửi xe, diện tích hành lang, khu sinh hoạt chung,…

Mô hình quản lý chung cư quá cồng kềnh, nhiều phòng ban chức năng sẽ làm ảnh hưởng đến chi phí cho hoạt động quản lý đồng thời làm phức tạp hóa quy trình quản lý, ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ xử lý công việc trong tòa nhà, cũng như giải quyết mọi khiếu nại thắc mắc của cư dân.

Như vậy, những bất cập sẽ dẫn đến những mâu thuẫn giữa trong tòa nhà không chỉ khiến hoạt động hàng ngày của cư dân bị gián đoạn, mà còn khiến chủ đầu tư vô cùng đau đầu. Nhà nước luôn không ngừng bổ sung các văn bản pháp luật nhằm thắt chặt hơn nữa những chính sách quản lý chung cư thậm chí thậm chí cưỡng chế đối với hoạt động quản lý chung cư. Các chủ đầu tư cũng không ngừng tìm kiếm những đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý chung cư chuyên nghiệp nhằm hạn chế tối đa những bất cập xảy ra trong quá trình vận hành và hoạt động của chung cư, giúp chung cư luôn vận hành và hoạt động tốt nhất.

Mô hình quản lý chung cư cao tầng hiệu quả

Một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng quản lý tòa nhà chung cư cao tầng là mô hình quản lý chung cư. Tùy theo chủ đầu tư và mục đích sử dụng của tòa nhà mà sẽ lựa chọn một mô hình quản lý chung cư cao tầng hiệu quả nhất.

Hiện nay, có hai mô hình quản lý chung cư được sử dụng phổ biến rộng rãi: mô hình quản lý chung cư do tự chủ đầu tư lập và quản lý chung cư và mô hình quản lý chung cư được chủ đầu tư thuê bên thứ 3 quản lý vận hành.

Mô hình quản lý do chủ đầu tư tự lập bộ phận quản lý chung cư

Theo mô hình này chủ đầu tư sẽ là đơn vị trực tiếp thu và quản lý tất cả các loại chi phí của tòa nhà chung cư như chi phí quản lý, chi phí bảo dưỡng vận hành,… giúp chủ sở hữu tiết kiệm được một khoản phí không hề nhỏ phải chi ra cho một đơn vị quản lý trung gian. Chính vì thế chi phí dành cho dịch vụ quản lý tòa nhà sẽ nhỏ hơn so với việc phải thuê một đơn vị trung gian đứng ra quản lý.

Sau khi hoàn thành công trình, chủ đầu tư sẽ tự mình đứng ra lập một đơn vị quản lý tòa nhà. Tuy nhiên, nhưng mô hình này cũng còn tồn tại rất nhiều bất cập cụ thể là:

  • Khi xảy ra những mâu thuẫn của cư dân và chủ đầu tư có thể được giải quyết sẽ nghiêng về của chủ đầu tư hơn so với của cư dân.
  • Mọi hoạt động dịch vụ đều đề cao lợi ích, lợi nhuận của chủ đầu tư hơn so với cư dân.

Tuy nhiên mô hình này chỉ phù hợp với những chủ đầu tư lớn và có năng lực khả năng trong lĩnh vực quản lý vận hành tòa nhà.

Mô hình quản lý được chủ đầu tư thuê đơn vị quản lý chung cư chuyên nghiệp.

Đối với mô hình này, hoạt động quản lý sẽ do một đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực quản lý chung cư cao tầng được chủ đầu tư hoặc chính cư dân trong tòa nhà đứng ra thuê.

Mô hình quản lý này thường được đánh giá cao hơn so với mô hình trên. Ban quản lý tòa nhà sẽ đóng vai trò là trung gian quản lý. Những điểm ưu việt của mô hình này:

  • Trung hòa lợi ích giữa khách hàng và giữa chủ đầu tư, khi khách hàng và chủ đầu tư xảy ra mâu thuẫn, ban quản lý sẽ không thiên về một bên nào mà sẽ giải quyết công bằng nhất.
  • Cung cấp dịch vụ mọi hoạt động quản lý tòa nhà một cách linh hoạt, chất lượng nhất đến người dân, nâng cao giá trị của tòa nhà.
  • Mô hình quản lý do đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp sẽ phục vụ nhiều hơn so với mô hình quản lý do chủ đầu tư tự lập. Chính vì thế hạn chế tối đa những xung đột mâu thuẫn với cư dân.

Như vậy, chắc chắn bạn cũng đã có sự so sánh, đánh giá tính ưu việt của từng mô hình quản lý. Quả thật không khó để có thể nhận ra mô hình quản lý được chủ đầu tư thuê đơn vị quản lý chung cư chuyên nghiệp ưu việt hơn hẳn so với mô hình quản lý do chủ đầu tư tự lập đơn vị quản lý để đảm bảo lợi nhuận cho cả cư dân và chủ đầu tư.

PSA là một trong những đơn vị quản lý chung cư cao tầng hàng đầu hiện nay kinh nghiệm làm việc lâu năm với rất nhiều dự án lớn nhỏ. PSA tin rằng sẽ mang lại sự hài lòng nhất đến bạn bằng sự chuyên nghiệp của mình, đảm bảo mọi dịch vụ PSA mang đến cho khách hàng là hoàn hảo nhất với chi phí thấp nhất. Nếu như bạn đang gặp phải bất cứ vấn đề nào trong hoạt động quản lý tòa nhà có thể liên hệ trực tiếp với PSA để được giải đáp và tư vấn theo những thông tin dưới đây.

CÔNG TY PSA

  • Địa chỉ: Tầng 15 tòa nhà VPI, 167 phố Trung Kính, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
  • Điện thoại: (84-24)-3772 6886 – Fax: (84-24)-3747 8649
  • Hotline: 0911 033 777 – Tổng đài CSKH 1900 575 772
0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan
0911.033.777
icons8-exercise-96