icon icon

5+ quy định về phí quản lý chung cư [Mới nhất 2024]

Phí quản lý chung cư là gì, gồm những gì, cách tính ra sao, theo diện tích nào… tất cả những gì bạn cần biết về phí quản lý vận hành chung cư sẽ được giải đáp trong bài viết này!

1. Phí quản lý chung cư là gì? Phí quản lý chung cư bao gồm những gì?

Theo Khoản 1, Điều 31 Thông tư 02/2016/TT-BXD về Ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư thì:

Kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư do các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng hàng tháng hoặc theo định kỳ (bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao căn hộ, diện tích khác trong nhà chung cư mà chưa sử dụng) để đơn vị quản lý vận hành thực hiện các công việc theo quy định.

Viết theo cách dễ hiểu thì:

Phí quản lý chung cư là khoản chi phí mà chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư cần đóng hàng tháng hoặc định kỳ để đơn vị quản lý chung cư thực hiện các công việc quản lý vận hành chung cư.

Theo Khoản 1, Điều 31 và Khoản 1 Điều 10 Thông tư 02/2016/TT-BXD thì phí quản lý chung cư dùng để thực hiện các công việc sau đây:

  1. Điều khiển, duy trì hoạt động, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống thang máy, máy bơm nước, máy phát điện, hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy, dụng cụ chữa cháy, các thiết bị dự phòng và các thiết bị khác thuộc phần sở hữu chung, sử dụng chung của tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư;
  2. Cung cấp các dịch vụ bảo vệ, vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, diệt côn trùng và các dịch vụ khác bảo đảm cho nhà chung cư hoạt động bình thường;
  3. Các công việc khác có liên quan….

Chi phí quản lý vận hành nhà chung cư (phí để vận hành chung cư) hoàn toàn khác với phí bảo trì chung cư (phí để bảo dưỡng định kỳ hoặc khi xảy ra hỏng hóc phần sở hữu chung).

Phí quản lý chung cư là gì?
Phí quản lý chung cư là gì?

2. Phí quản lý chung cư bao nhiêu? Cách tính ra sao?

Không có quy định phí quản lý chung cư là bao nhiêu mà theo Khoản 2 Điều 31 Thông tư 02/2016/TT-BXD thì cách tính phí quản lý chung cư như sau:

Kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư = Giá dịch vụ quản lý vận hành x Diện tích (m2) sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác không phải căn hộ trong nhà chung cư.

Ví dụ về cách tính phí quản ký vận hành chung cư:

  • Giá dịch vụ quản lý vận hành: 10.000 đồng/m2/tháng
  • Diện tích sử dụng: 60 m2

===> Phí quản lý nhà chung cư phải đóng = 10.000 x 60 = 600.000 đồng/tháng

Trong đó giá dịch vụ quản lý vận hành chung cư và phần diện tích tính phí quản lý đã được quy định rất rõ ràng.

2.1. Giá dịch vụ quản lý vận hành chung cư

Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được quy định tại Điều 106 Luật Nhà ở 2014 và Điều 30 Thông tư 02/2016/TT-BXD. Cụ thể như sau:

Theo Điều 106 Luật Nhà ở 2014:

  1. Việc xác định giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư phải công khai, minh bạch và căn cứ vào nội dung các công việc cần quản lý vận hành, dịch vụ sử dụng đối với từng loại nhà chung cư.
  2. Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư không bao gồm kinh phí bảo trì phần sở hữu chung, chi phí trông giữ xe, chi phí sử dụng nhiên liệu, năng lượng, nước sinh hoạt, dịch vụ truyền hình, thông tin liên lạc và các chi phí dịch vụ khác phục vụ cho việc sử dụng riêng của chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư.
  3. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được quy định như sau:
    1. Trường hợp chưa tổ chức được Hội nghị nhà chung cư lần đầu thì giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở;
    2. Trường hợp đã tổ chức được Hội nghị nhà chung cư thì giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư do Hội nghị nhà chung cư quyết định.
  4. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì giá dịch vụ quản lý nhà chung cư được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư; trường hợp nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước thì giá dịch vụ quản lý nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều này.
  5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư để áp dụng cho các trường hợp sau đây:
    1. Thu kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn;
    2. Làm cơ sở để các bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở hoặc trong trường hợp có tranh chấp về giá dịch vụ giữa đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư với chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư; trường hợp không thỏa thuận được giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư thì áp dụng mức giá trong khung giá dịch vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

Theo điều 30 Thông tư 02/2016/TT-BXD:

  1. Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được xác định theo quy định tại Điều 106 của Luật Nhà ở, được căn cứ vào từng nhà chung cư và trên cơ sở thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành. Trường hợp nhà chung cư đã được bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa tổ chức được hội nghị nhà chung cư lần đầu thì giá dịch vụ quản lý vận hành do chủ đầu tư quyết định và được ghi rõ trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ; sau khi tổ chức được hội nghị nhà chung cư thì giá dịch vụ do hội nghị nhà chung cư quyết định trên cơ sở thống nhất với đơn vị quản lý vận hành.
  2. Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được xác định bằng tiền Việt Nam đồng và tính trên mỗi mét vuông (m2) diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư (xác định theo diện tích thông thủy).
  3. Đối với nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp thì giá dịch vụ quản lý vận hành áp dụng đối với phần diện tích văn phòng, dịch vụ, thương mại và diện tích thuộc sở hữu riêng dùng làm chỗ để xe ô tô được xác định theo nguyên tắc sau đây:
    1. Giá dịch vụ quản lý vận hành áp dụng đối với phần diện tích văn phòng, dịch vụ, thương mại do các bên thỏa thuận trên cơ sở tình hình thực tế của hoạt động kinh doanh, dịch vụ, văn phòng và của từng vị trí nhà chung cư;
    2. Giá dịch vụ quản lý vận hành áp dụng đối với phần diện tích thuộc sở hữu riêng dùng làm chỗ để xe ô tô do các bên thỏa thuận và có thể được tính thấp hơn giá dịch vụ quản lý vận hành áp dụng đối với căn hộ trong cùng một tòa nhà. Quy định này cũng áp dụng đối với phần diện tích thuộc sở hữu riêng dùng làm chỗ để xe ô tô của nhà chung cư chỉ có mục đích để ở;
    3. Trường hợp các bên không thỏa thuận được giá dịch vụ quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này thì xác định theo khung giá dịch vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư đó quy định.
  4. Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư xác định cụ thể và thu kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư của các chủ sở hữu, người sử dụng trên cơ sở mức giá được xác định theo quy định tại Điều này.
Cách tính phí quản lý chung cư
Cách tính phí quản lý chung cư

2.2. Diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác không phải căn hộ trong nhà chung cư

Theo Khoản 3 Điều 31 Thông tư 02/2016/TT-BXD:

Diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác không phải căn hộ trong nhà chung cư làm cơ sở để tính kinh phí quản lý vận hành được quy định như sau:

  1. Trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì diện tích làm cơ sở để tính kinh phí quản lý vận hành là diện tích ghi trong Giấy chứng nhận;
  2. Trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận thì diện tích làm cơ sở để tính kinh phí quản lý vận hành là diện tích sử dụng thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu (diện tích thông thủy được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 101 của Luật Nhà ở); diện tích này được xác định trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc xác định theo thực tế.

3. Phí quản lý chung cư do ai quản lý?

Theo Khoản 4 Điều 30 Thông tư 02/2016/TT-BXD thì Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư là đối tượng thu phí quản lý vận hành.

Như vậy thì đơn vị quản lý vận hành hay ban quản lý chung cư chính là những người thu, quản lý và sử dụng kinh phí quản lý chung cư.

Công ty quản lý toà nhà PSA

Để đảm bảo phí quản lý căn hộ chung cư được sử dụng một cách hợp lý, đúng mục đích, thiết nghĩ, ban quản lý chung cư cần phải có khả năng hoạch định khoa học, biết quản lý tài chính sao cho hợp lý nhất. Nếu chủ đầu tư không thể tự thành lập một ban quản lý, việc sử dụng dịch vụ quản lý tòa nhà của Công ty PSA chính là giải pháp hiệu quả, an toàn, hạn chế tối đa các mâu thuẫn phát sinh, chủ đầu tư có thể an tâm hơn về dự án bất động sản của mình, cư dân cũng không còn lo về phí quản lý chung cư và an tâm hơn khi sống tại đây.

Liên hệ ngay với PSA để được tư vấn:

PSA – Tận tay, Tận tâm

  • Fanpage: https://www.facebook.com/psaquanlytoanhavn
  • Zalo: https://zalo.me/2568370176442002461
  • Website: Psa.vn
  • Hotline: 0911 033 777 – Tổng đài CSKH 1900 575 772
  • Hệ thống các chi nhánh:
    • Trụ sở chính: Tầng 15, Tòa nhà VPI, số 167 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
    • Chi nhánh phía Nam: Tầng 3, số 46 Trương Định, phường Võ Thị Sáu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
    • Chi nhánh Nghi Sơn: Vạn Xuân Thành, phường Xuân Lâm, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
    • Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Số 74 đường Quang Trung, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.
0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan
0911.033.777
icons8-exercise-96