icon icon

Phí quản lý chung cư bao gồm những hạng mục nào

Để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc sống của bạn và gia đình tại một chung cư mới, trước khi ký hợp đồng mua căn hộ, bạn cần tìm hiểu thật kỹ các chi phí phải chi trả, trong đó có phí quản lý chung cư để không bị “giật mình” vì những khoản phụ thu quá lớn nhé!

Chung cư hiện là giải pháp nhà ở vừa tầm thu nhập đối với đông đảo người dân tại các khu đô thị. Khi sống ở chung cư, bên cạnh các vấn đề liên quan tới kết cấu, kiến trúc của căn hộ, các khoản phụ phí cũng chính là điều rất quan trọng mà người mua nên tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa ra quyết định của mình. Hãy nắm vững các chi phí quản lý chung cư để trở thành cư dân thông thái.

Những thông tin liên quan tới phí quản lý chung cư bạn cần nắm được

phí quản lý chung cưPhí quản lý chung cư có thể hiểu là chi phí dành cho các hoạt động vận hành chung cư.

Phí quản lý khu chung cư được quy định tại điều 106 Luật nhà ở ban hành năm 2014, Điều 4 Thông tư 02/2016/TT-BXD.

Theo các văn bản pháp lý này quy định:

Giá quản lý chung cư sẽ được cư dân đóng góp theo tháng hoặc theo định kì. Phí quản lý ở chung cư sẽ được áp dụng dựa trên mức giá quy định nhân với diện tích đã được ghi trong sổ hồng của cư dân.

Phí quản lý chung cư được tính theo m2 và được căn cứ vào từng hạng mục cần quản lý, đảm bảo công khai, minh bạch. Thường thì chi phí này sẽ được chủ đầu tư ghi rõ trong hợp đồng mua bán. Trong trường hợp chung cư do Nhà nước làm chủ đầu tư thì mức phí dịch vụ quản lý này sẽ được áp dụng theo mức giá mà UBND tỉnh ban hành.

Cư dân có nghĩa vụ và trách nhiệm đóng phí vận hành chung cư theo đúng mức giá mà cư dân và đơn vị quản lý đã thỏa thuận. Ban quản lý đảm bảo sử dụng khoản phí này một cách có hiệu quả, đúng mục đích và công khai theo quy định đề ra.

Những thông tin liên quan tới phí quản lý chung cư

Phí quản lý chung cư bao gồm các hạng mục nào?

Hiện nay, phí quản lý chung cư bao gồm một số hạng mục chính như sau:

  1. Phí quản lý tiện ích cho khu vực công cộng

Trong hạng mục phí quản lý ở chung cư cho khu vực công cộng này lại được chia thành nhiều hạng mục nhỏ có thể kể đến như:

  • Phí lau dọn và bảo dưỡng các khu vực chung
  • Làm đẹp, tạo cảnh quan cho khu vực chung
  • Bảo dưỡng hệ thống sân vườn
  • Trồng và chăm sóc cây cảnh
  1. Phí quản lý dành cho hạng mục An ninh.
  2. Chi phí vận hành các hệ thống kỹ thuật
  1. Phí quản lý dành cho Ban quản lý
  2. Các công việc hành chính chung của tòa nhà
  3. Chi phí dành cho việc mua, thuê các trang thiết bị, máy móc cần thiết để quản lý, bảo dưỡng khu đất cũng như của tòa nhà.
  4. Phí dành cho việc sửa chữa và bảo dưỡng các khu vực chung, khu vực ngoài trời, khu vực dịch vụ liên quan mà đơn vị quản lý cho là cần thiết:
  • Hệ thống đèn chiếu sáng và đèn báo khẩn cấp ở khu vực chung
  • Thay mới bóng đèn khu vực chung
  • Sửa chữa, khắc phục một số hỏng hóc của các hệ thống kỹ thuật
  • Trang trí khu vực bên ngoài
  • Chi trả cho trang thiết bị thu gom rác
  • Làm và tu sửa đường đi bộ.
  • Sửa chữa, khắc phục một số hư hỏng hay lỗi kết cấu thuộc khu vực chung của tòa nhà, không bao gồm hư hỏng hay khiếm khuyết đó là xuất phát từ người mua căn hộ gây ra.

Phí quản lý chung cư bao gồm các hạng mục nào?

Vậy phí quản lý chung cư là bao nhiêu?

Phí quản lý chung cư cao cấp hay bình dân, đắt hay rẻ phụ thuộc vào tiêu chuẩn của từng dự án. Hiện mức giá dành cho hoạt động này dao động trong khoảng từ 1.200/m2 – 16.500/m2 ở thành phố Hà Nội và từ 1.500/m2 – 6.000/m2 ở thành phố Hồ Chí Minh. Các dự án khác nhau sẽ mức thu khác nhau tuy nhiên không được vượt quá trần mà UBND tỉnh, thành phố nơi xây dựng chung cư đó đưa ra, trừ trường hợp chủ đầu tư và cư dân đã đạt được thỏa thuận riêng với nhau.

Có thể nói, phí quản lý chung cư tại Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung hiện đang là một đề tài nóng bỏng được dư luận đặc biệt quan tâm bởi trong thời gian qua có không ít đơn vị đầu tư, chủ quản lý chung cư sau khi thu tiền của cư dân xong không thực hiện đúng như cam kết đưa ra, không công khai minh bạch các khoản thu chi nên đã gặp phải phản ứng quyết liệt từ cư dân. Để hạn chế tối đa vấn đề này, khách hàng nên tìm hiểu kỹ về chủ đầu tư dự án, cách quản lý vận hành chung cư mà mình dự định mua như thế nào để đưa ra được quyết định đúng đắn, sáng suốt nhất.

Như vậy trong một tòa nhà chung cư, sẽ có rất nhiều căn hộ có diện tích khác nhau, chính vì thế phí dịch vụ cũng sẽ khác nhau.Bên có thẩm quyền thu và chi các khoản chi phí trên là ban quản lý tòa nhà chung cư, cư dân có thể yêu cầu ban quản lý tòa nhà chung cư kê khai minh bạch việc thu và sử dụng các khoản chi phí trên tránh những mâu thuẫn không đáng có có thể xảy ra trong tòa nhà.

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan
0911.033.777
icons8-exercise-96