icon icon

Phí quản lý chung cư bao nhiêu là hợp lý?

Thời gian gần đây có rất nhiều khách hàng thắc mắc về vấn đề phí quản lý của chung cư. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phí quản lý chung cư.

Khi mua một căn hộ chung cư, chắc chắn nhiều khách hàng sẽ tự hỏi phí quản lý chung cư được tính như thế nào, phí quản lý tòa nhà chung cư do ai quản lý và sử dụng vào mục đích nào? Cùng PSA tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé.

Phí quản lý chung cư là gì?

Phí quản lý chung cư là gì?

Phí quản lý chung cư là khoản phí mà cư dân phải chi trả hàng tháng để sử dụng những dịch vụ quản lý chung cư do ban quản lý cung cấp.

Theo quy định của pháp luật, khung giá dịch vụ nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội:

  • Chung cư không có thang máy mức phí quản lý chung cư theo tháng sẽ dao động từ 700đ/m2 đến 5000đ/m2.
  • Chung cư có thang máy mức phí quản lý chung cư theo tháng dao động từ 1200đ/m2 đến 16500đ/m2.

Phí quản lý tòa nhà chung cư phải được thống nhất trong Hội nghị nhà chung cư. Hội nghị nhà chung cư phải có sự tham gia của ban quản lý tòa nhà chung cư, chủ sở hữu, cư dân sống trong tòa nhà và được thống nhất bằng văn bản, tránh tình trạng gây ra tranh chấp về phí quản lý tòa nhà

Phí quản lý tòa nhà chung cư được dùng cho quản lý các hoạt động của phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư: hoạt động vệ sinh (thang máy, nhà vệ sinh chung, hành lang, sảnh, khu vực công cộng… ), chi phí điện, nước chung,… 

Ban quản lý tòa nhà có trách nhiệm đốc thúc cư dân trong tòa nhà nộp phí đồng thời phải ghi chép lại tất cả các khoản thu chi chi tiết về việc sử dụng phí quản lý tòa nhà, đảm bảo sự minh bạch trong việc sử dụng phí quản lý tòa nhà.

Cách để tính phí quản lý chung cư

Hiện nay, nhà nước luôn không ngừng cải thiện hoặc đề ra những quy định mới nhất nhằm đảm bảo quyền lợi của người sử dụng tòa nhà cũng như. Rất nhiều người có sự lầm tưởng giữa phí bảo trì chung cư và phí quản lý chung cư. Tuy nhiên cách tính phí bảo trì chung cư và tính phí quản lý chung cư tính hoàn toàn khác nhau.

Nếu như phí bảo trì tòa nhà được phải được nộp ngay từ khi tiến hành bàn giao căn hộ: 2% trên tổng giá trị căn hộ. Thì phí quản lý tòa nhà được nộp theo tháng, mỗi tòa nhà khác nhau sẽ có sự thống nhất, quy định về phí quản lý tòa nhà khác nhau và được thống nhất trong Hội nghị nhà chung cư.

Phí quản lý chung cư được tính bằng công thức: Diện tích thông thủy của căn hộ chung cư x Phí quản lý tòa nhà nhà trên 1 đơn vị m2.

Theo quy định pháp luật hiện hành, phí quản lý vận hành tòa nhà chung cư không bao gồm phí bảo trì phần sở hữu chung, chi phí giữ xe, phí sử dụng nhiên liệu, năng lượng, điện nước, dịch vụ truyền hình, điện thoại… và các khoản phí khác được sử dụng trong những hoạt động riêng của cư dân.

Người nộp phí quản lý chung cư là ai?

Khác với phí bảo trì chung cư được nộp 1 lần khi được bàn giao tòa nhà, thì phí quản lý chung cư được thu hàng tháng. Nếu như phí bảo trì chung cư, chủ đầu tư phải nộp 2% trên tổng giá trị phần sở hữu chung còn đối với cư dân người sở hữu tòa nhà sẽ nộp 2% cho phần sở hữu riêng của họ. Phí quản lý tòa nhà chung cư do cư dân sống trong chung cư nộp để phục vụ cho quá trình vận hành của tòa nhà.

Phí quản lý tòa nhà sẽ do ban quản lý tòa nhà quản lý để chi trả cho những hoạt động hàng ngày, tuy nhiên cũng có rất nhiều bất cập trong công tác thu và sử dụng phí quản lý tòa nhà chung cư, đặc biệt là vấn đề không minh bạch trong chi phí quản lý tòa nhà. Một tòa nhà chung cư có thể gồm hàng trăm căn hộ, cư dân sinh sống, như vậy khoản phí được sử dụng hàng tháng là không hề nhỏ, rất nhiều chung cư đã có tình trạng ban quản lý tòa nhà biển thủ quỹ quản lý tòa nhà chung cư dùng cho mục đích không chính đáng. Điều này gây nên bức xúc đối với cư dân – những người nộp phí quản lý chung cư.

Phí quản lý và vận hành chung cư được dùng cho những việc gì?

Như bạn đã biết nguyên nhân gây ra những bất cập trong tòa nhà chung cư phần đa đều xuất phát từ sự không hài lòng với phí quản lý và vận hành chung cư. Hai nguyên nhân gây ra sự mâu thuẫn này:

  • Chi phí quản lý và vận hành chung cư không phù hợp với chất lượng dịch vụ cư dân nhận được. Đối với nguyên nhân này đa số các cư dân đều không cảm thấy hài lòng với dịch vụ của quản lý của tòa nhà.
  • Phí quản lý vận hành chung cư không được công khai minh bạch, dẫn đến sự nghi ngờ, không tin tưởng của cư dân đối với ban quản lý và chủ sở hữu
  • Nếu chung cư xảy ra mâu thuẫn, thiệt hại lớn nhất sẽ là ảnh hưởng trực tiếp đến những sinh hoạt chung của cư dân, đồng thời ảnh hưởng đến uy tín lợi ích cho chủ đầu tư, làm giảm giá trị của tòa nhà. Chính vì vậy, để làm giảm thiểu tối đa mâu thuẫn tại chung cư thì chi phí dành cho hoạt động quản lý chung cư cần phải luôn được rõ ràng minh bạch.

Vậy bạn đã hiểu được chi phí dành cho hoạt động quản lý và vận hành tòa nhà chung cư được sử dụng cho mục đích nào hay chưa? Từ đó có thể giúp bạn đánh giá được chất của hoạt động quản lý so với mức phí mà bạn đã bỏ ra có phù hợp hay không?

Phí quản lý chung cư thông thường bao gồm những khoản phí sau:

  • Phí dịch vụ an ninh bảo vệ
  • Phí dịch vụ dọn dẹp vệ sinh khu vực chung như hành lang, đường nội bộ,…
  • Chi phí nước tưới cây trong khuôn viên chung cư
  • Chi phí tiền điện dành cho khu vực thang máy
  • Phí sửa chữa nhỏ 1 số các thiết bị trong khu vực chung

Ví dụ như đối với phí dịch vụ an ninh bảo vệ thì sẽ bao gồm tiền phải chi trả cho tiền điện, nước dùng cho hoạt động an ninh bảo vệ, tiền lương của nhân sự làm việc (lương bảo vệ, lương nhân viên theo dõi hệ thống camera,…), chi phí dành cho dụng cụ an ninh bảo vệ,… 

Nhiệm vụ của ban quản lý là phải theo dõi ghi chép chi tiết từng khoản mục về vấn đề sử dụng các chi phí trong hoạt động quản lý vận hành tòa nhà. Đồng thời có trách nhiệm cung cấp thông tin chi tiết về các khoản phí đã được sử dụng cho cư dân và cho chủ sở hữu chung cư.

Làm sao để phí quản lý được sử dụng hiệu quả nhất?

Làm sao để phí quản lý được sử dụng hiệu quả nhất?

Thu phí quản lý chung cư bao nhiêu cho hợp lý đã khó, sử dụng chúng sao cho đúng mục đích, hợp ý dân lại càng khó hơn. Chính vì vậy mà, thay vì tự mình quản lý hay tự thành lập đơn vị quản lý vừa tốn kém, quản lý không khoa học, xảy ra nhiều bất cập và mâu thuẫn, nhiều chủ đầu tư đã lựa chọn giải pháp thuê dịch vụ quản lý chung cư bên ngoài để khỏi phải lo lắng và bận tâm.

Tuy nhiên hiện nay, có không ít đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý chung cư là đơn vị nhỏ lẻ, không có kinh nghiệm quản lý thực sự, nhân sự thiếu, yếu về kỹ năng nghiệp vụ, không được đào tạo chính quy bài bản, dẫn tới những tình huống “dở khóc dở cười” cho chủ đầu tư, khiến cho mâu thuẫn lại càng trở nên rối ren hơn.

Chính vì vậy, chủ đầu tư cần phải sáng suốt để lựa chọn được đơn vị quản lý chung cư chuyên nghiệp nhất, đáng tin cậy nhất như công ty PSA.

Công ty PSA được đánh giá là một trong những đơn vị quản lý tòa nhà, quản lý chung cư chuyên nghiệp, uy tín tại Việt Nam hiện nay và được chứng nhận ISO 9001:2015 về Hệ thống Quản lý Chất lượng.

Sở hữu đội ngũ chuyên gia quản lý hàng đầu, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, được đào tạo bài bản, đảm bảo sẽ đưa ra cho chủ đầu tư những giải pháp quản lý hoàn hảo nhất, sử dụng quỹ phí quản lý chung cư một cách hiệu quả nhất, hạn chế tối đa những mâu thuẫn có thể nảy sinh trong quá trình quản lý.

Rất nhiều những khách hàng, là các đơn vị tập đoàn, doanh nghiệp lớn đã hợp tác cùng công ty PSA có thể kể đến như Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV), Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)…

Để biết chính xác phí quản lý chung cư bao nhiêu, được sử dụng như thế nào là hợp lý. Ngay lúc này, hãy nhấc máy lên và gọi tới hotline của chúng tôi, bạn sẽ được tư vấn cụ thể hơn cho từng dự án bất động sản của mình.

CÔNG TY PSA

Địa chỉ: Tầng 15 tòa nhà VPI, 167 phố Trung Kính, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Điện thoại: (84-24)-3772 6886 – Fax: (84-24)-3747 8649

Hotline: 0911 033 777 – Tổng đài CSKH 1900 575 772

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan
0911.033.777
icons8-exercise-96