icon icon

4 nguyên tắc vàng bạn nên nhớ khi bị kẹt trong thang máy

Thang máy ở tòa nhà Geleximco, đường Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội gặp sự cố khi lên đến tầng 18 thì tụt xuống và mắc kẹt ở tầng 1. Rất may không có thương vong nhưng đây lại một lần nữa báo động về kỹ năng xử lý khi vào thang máy gặp sự cố. Sau đây là 4 nguyên tắc vàng nên nhớ khi chẳng may bị kẹt thang máy.

Nguyên tắc 1: Giữ bình tĩnh

Điều đầu tiên nên làm của người trong thang máy bị dừng hoạt động giữa chừng là cần phải giữ được bình tĩnh, hít thở thật sâu, nhắm mắt lại để từ từ làm quen với bóng tối. Chúng ta không nên la hét, gào khóc, hoạt động mạnh, vì lượng oxy trong thang máy kín rất ít, không gian chật hẹp… khiến người yếu rất dễ ngất xỉu và gặp nguy hiểm.

Bạn hãy dựa lưng vào vách, nắm chắc tay vịn, hơi khuỵu gối đề phòng thang máy rơi tự do (chỉ rời tư thế này khi thang máy đứng yên và phải trở lại tư thế này ngay khi thang không ổn định hoặc trôi).

Giữ bình tĩnh cũng áp dụng với những người thân đang chờ bên ngoài vì sự lo lắng, cáu gắt, giận dữ vì sẽ ảnh hưởng xấu tới tinh thần người bên trong.

T1Giữ bình tĩnh là nguyên tắc quan trọng trong sự cố về thang máy.

Nguyên tắc 2: Thử nút mở cửa và chờ thiết bị cứu hộ thang máy

Khi thang máy đột ngột dừng lại, thay vì bấm loạn xạ các nút đến các tầng khác để xem nó có di chuyển tiếp hay không thì hãy thử bấm nút mở cửa.

Thang máy tải khách hiện nay đều có bộ cứu hộ tự động Automatic Rescue Device (gọi tắt là ARD), tác dụng của bộ cứu hộ ARD nhằm giúp đưa thang về vị trí gần nhất để cho người bị kẹt trong thang có thể thoát ra ngoài thông qua hệ thống tích điện. Vì vậy, hãy bình tĩnh hơn trong xử lý tình huống này, tuy nhiên trong 1 số trường hợp thì hệ thống ARD bị hỏng hóc hoặc không hoạt động thì người bị kẹt có thể nhờ sự trợ giúp bên ngoài.

Nguyên tắc 3: Liên lạc với bên ngoài

Bấm nút gọi cứu trợ bên ngoài hoặc nhấn nút gọi khẩn cấp… để liên hệ với bộ phận trực thang máy hoặc liên lạc với bên ngoài bằng điện thoại, gọi to, gõ vào cửa thang máy. Lưu ý rằng chúng ta chỉ nên dùng chùm chìa khóa, gót giày… gõ cửa thang máy, không nên đập mạnh vì có thể làm thang chuyển động bất lợi.

Nguyên tắc 4: Không tự ý trèo ra ngoài qua cửa thoát hiểm

Trong thời gian chờ đợi cứu hộ, bạn không nên tìm cách ra ngoài bằng cửa thoạt hiểm trên nóc Cabin vì trên đó có nhiều thiết bị điện dễ gây giật. Nếu bạn làm mọi cách kêu cứu mà không được thì hãy dùng vật kim loại cạy cửa thang máy (chìa khóa xe, giũa móng tay, bấm móng tay, gót giày nhọn… như chìa khóa xe tay ga là thích hợp nhất).

T2

 

Đưa vật kim loại vào khe cửa và từ từ bẩy ra để sóng điện thoại tràn vào rồi gọi điện thoại báo cho người thân tới giúp. Lưu ý là lách mặt mỏng chìa khóa vào khe cửa, xoay nhẹ như mở khóa rồi dùng sống chìa để bẩy từ từ (không bẻ ngang kẻo gãy chìa). Một tay bẩy, một tay kéo mép cửa thang máy từ từ nhưng mạnh tay ra, cửa hở đến đâu chêm đồ vào đến đó (như sách vở, ví…). Vừa làm, bạn hãy gọi to và gây động lớn để báo cho người ngoài.

 

Lưu ý, khi cạy cửa thang máy bạn cũng nên có dùng những vật có tác dụng cách điện có thể quấn nó vào tay hoặc vào vật mình ý định cạy cửa để cầm.

Theo danviet.vn

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan
0911.033.777
icons8-exercise-96