icon icon

Quản lý, vận hành nhà chung cư và kiến nghị từ doanh nghiệp

Hội thảo “Công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư” do Bộ Xây dựng tổ chức ngày 7/3/2019 đã thu hút đông đảo doanh nghiệp, chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành chung cư tham dự. Báo điện tử Xây dựng đã ghi lại những ý kiến phát biểu nổi bật của doanh nghiệp trong Hội thảo.

Các doanh nghiệp kiến nghị giải pháp nhằm tăng cường quản lý

Các doanh nghiệp kiến nghị giải pháp nhằm tăng cường quản lý, vận hành nhà chung cư hiệu quả.

Đề xuất họp Ban Quản trị trực tuyến

Đại diện của một Công ty đầu tư BĐS cho rằng: Công tác quản lý, vận hành nhà chung cư là mối liên quan chặt chẽ giữa 3 đối tượng chủ đầu tư, Ban Quản trị và cư dân. Theo quy định, phải tiến hành họp Hội nghị nhà chung cư (theo Thông tư 02/2016/TT-BXD) để bầu ra Ban Quản trị và chọn đơn vị quản lý vận hành.

Nhưng với khu chung cư có số lượng lớn căn hộ (trên 1000 căn) thì việc bố trí hội trường, địa điểm họp, kiểm tra tư cách đại biểu là rất khó, chưa kể số người đến không đủ, hoặc đến đủ theo quy định nhưng chỉ một số ít người được tham gia ý kiến là chưa khách quan.

Từ thực tiễn nêu trên, Công ty trên đề nghị: Với những khu đô thị lớn, họp Hội nghị nhà chung cư nên thay đổi hình thức từ họp truyền thống phát biểu ý kiến sang họp trực tuyến hoặc họp và thông qua hình thức lấy ý kiến bằng văn bản nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, thu thập được nhiều ý kiến của dân cư nhất.

Cũng theo đại diện Công ty trên, để quản lý vận hành nhà chung cư tốt nhất thì Ban Quản trị nhà chung cư phải là một tổ chức có đủ kiến thức chuyên môn, am hiểu pháp luật, quy định quản lý vận hành hệ thống kỹ thuật tòa nhà, có đủ tư cách đạo đức làm việc vì cái chung. Trong thực tế đã có nhiều Ban Quản trị được bầu ra nhưng không đảm bảo tiêu chí nên phát sinh phức tạp.

Đại diện Công ty BĐS khác đề nghị cần bổ sung quy định cụ thể về tiêu chí, điều kiện của các thành viên Ban Quản trị vào Thông tư số 02 theo hướng có trình độ hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn như kiến trúc, xây dựng, kỹ thuật điện nước, thang máy… am hiểu pháp luật, quy định quản lý chung cư.

Hồ sơ bàn giao nhà – giao không nhận?

Đại diện của một Công ty Phát triển Nhà nhấn mạnh: Chủ đầu tư gặp khó khăn trong công tác bàn giao cơ sở vật chất, quản lý vận hành bởi Ban Quản trị sau khi được thành lập đã tự quản lý, tự ký hợp đồng quản lý vận hành với đơn vị dịch vụ nhưng không ký biên bản bàn giao cơ sở vật chất, quản lý vận hành với chủ đầu tư. Pháp luật có quy định thời hạn chủ đầu tư bàn giao nhưng không quy định thời hạn Ban Quản trị phải nhận và nếu chây ì lý do để không nhận bàn giao thì cơ quan nào đứng ra giải quyết.

Còn theo đại diện của Công ty đầu tư BĐS trên: “Về hồ sơ bàn giao từ chủ đầu tư cho Ban Quản trị, chúng tôi xin đề xuất cần quy định cụ thể, chi tiết hơn và giới hạn hồ sơ bàn giao là các hồ sơ cần thiết phục vụ cho công tác quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng nhà chung cư. Đề nghị Bộ Xây dựng bổ sung chế tài trong trường hợp chủ đầu tư bàn giao hồ sơ nhà chung cư nhưng Ban Quản trị không nhận vì hiện Thông tư 02/2016/ BXD không có quy định xử lý tình huống này.”

Thực tế cho thấy ở các chung cư của một đơn vị xây dựng trước Luật nhà ở, nhiều Ban Quản trị đưa ra nhiều yêu sách về sửa chữa duy tu, làm mới thì mới nhận bàn giao cơ sở vật chất. Chủ đầu tư yêu cầu Ban Quản trị ký cam kết, đồng thời thực hiện sửa chữa duy tu theo đúng yêu cầu nhưng Ban Quản trị vẫn không ký biên bản tiếp nhận. Họ vẫn tự vận hành, sử dụng cơ sở vật chất và thuê đơn vị quản lý vận hành riêng… Chủ đầu tư không còn quản lý vận hành tòa nhà nhưng Ban Quản trị không ký biên bản bàn giao và khi xảy ra sự cố thì chủ đầu tư vẫn liên đới trách nhiệm… và nếu có vấn đề gì xảy ra sự cố thì quy trách nhiệm cho chủ đầu tư với lý do chưa bàn giao.

Quỹ bảo trì 2% đi về đâu?

Về quỹ bảo trì nhà chung cư có 2 loại: Thời điểm đầu tư kinh doanh, bàn giao nhà cho khách hàng trước Luật nhà ở. Khi đó chưa có quy định tạo lập quỹ bảo trì nhà chung cư tại thời điểm ký hợp đồng nên Công ty không thu kinh phí bảo trì phần sở hữu chung từ người mua nhà.

Khi Luật nhà ở có hiệu lực, Công ty này trích lập quỹ bảo trì và bàn giao cho Ban Quản trị đầy đủ theo quy định khi Ban Quản trị cung cấp đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Nghị định 99/2015- NĐ-CP và Thông tư 02/2016/TT-BXD.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, Công ty đã nhận nhiều khiếu nại của người dân về việc Ban Quản trị sử dụng quỹ bảo trì. Khiếu nại này không thuộc thẩm quyền giải quyết của Công ty do Công ty đã bàn giao đầy đủ cho Ban Quản trị.

Hiện Ban Quản trị hoạt động theo mô hình Hội đồng quản trị, có tư cách pháp nhân nhưng đối chiếu theo quy định của Luật dân sự, việc quy định Ban Quản trị có tư cách pháp nhân là chưa đủ điều kiện.

Nhiều Ban Quản trị sử dụng quỹ bảo trì không theo kế hoạch, nhiều nơi phát sinh tùy tiện khi gọi nhà cung cấp dịch vụ sửa chữa bảo trì không hóa đơn, không chứng từ… gây bức xúc cho người dân. Công ty phát triển nhà và đô thị trên kiến nghị cần quy định chặt chẽ hơn nữa nếu duy trì mô hình Ban Quản trị có tư cách pháp nhân… đồng thời xem xét có thể quy định Ban Quản trị theo mô hình ban điều phối, ban liên lạc còn việc quản lý quỹ bảo trì nên giao cho cấp thẩm quyền hoặc một đơn vị quản lý chuyên nghiệp để chặt chẽ trong chi tiêu, tránh thất thoát…

Theo Bộ Xây dựng, mặc dù đã có hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến quá trình quản lý, sử dụng nhà chung cư. Bên cạnh các thành tựu đạt được còn xảy ra một số tồn tại, tranh chấp, khiếu nại. Tổng hợp báo cáo của 43 địa phương tại thời điểm tháng 5/2018, trong tổng số 108 dự án thì tranh chấp có 71 dự án, chiếm tỷ lệ khoảng 66% dự án có tranh chấp xảy ra trước ngày Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực thi hành.

Tại TP Hồ Chí Minh, hiện có 1.367 nhà chung cư với 141.062 căn hộ, với tổng diện tích sàn xây dựng là 10.645.970m2. Trong đó, có khoảng 105 chung cư đang có tranh chấp ở các mức độ khác nhau; có 09 chung cư có tranh chấp gay gắt, phức tạp. Các tranh chấp chủ yếu liên quan đến phần diện tích sở hữu chung, sở hữu riêng; kinh phí bảo trì phần sở hữu chung; kinh phí quản lý, vận hành; chất lượng công trình; tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu…

Luật quản lý vận hành nhà chung cư có nhiều “lỗ hổng”. Thiệt hại dân gánh

Các mâu thuẫn trong tòa nhà chung cư luôn khiến ban quản lý tòa nhà, cư dân cũng như các cơ quan chức năng “đau đầu” để tìm kiếm giải pháp. Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều những đề xuất, những điều luật liên quan đến hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư được đề ra. Tuy nhiên, nhiều người nói vui rằng “cứ lấp chỗ này lại hổng chỗ kia”, quả thật rất khó có thể giải quyết được tất cả những mâu thuẫn trong tòa nhà chung cư.

Có “muôn kiểu” mâu thuẫn trong tòa nhà: mâu thuẫn giữa phần sở hữu chung và phần sở hữu riêng của tòa nhà, mâu thuẫn về chi phí quản lý tòa nhà,… Cho dù là bất cứ mâu thuẫn nào thì chỉ có cư dân là người chịu thiệt trong cuộc chiến này.

Lỗ hổng trong quy định chi phí vận hành và quản lý tòa nhà chung cư. Quả thực, luật quy định về chi phí quản lý tòa nhà chung cư không thực sự chặt chẽ, nguyên nhân là do sự khác biệt chênh lệch giữa những tòa nhà chung cư có quy mô khác nhau,… từ đó dẫn đến sự chênh lệch về các mức phí. Chính điều đó tạo lỗ hổng cho việc quản lý tòa nhà. Theo quy định về những khoản phí quản lý tòa nhà cụ thể: nhà chung cư không có thang máy mức phí quản lý chung cư theo tháng từ 700đ/m2 đến 5000đ/m2 hoặc tòa nhà chung cư có thang máy mức phí quản lý chung cư theo tháng từ 1.200đ/m2 đến 16.500đ/m2. 

Quả thực có rất nhiều lỗ hổng trong quá trình vận hành chung cư, cũng như rất nhiều chủ đầu tư lợi dụng những “lỗ hổng” về luật để trục lợi về mình. Chính vì thế, cư dân cần phải tìm kiếm một đơn vị tư vấn pháp luật chuyên nghiệp đồng thời phải tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý tòa nhà chuyên nghiệp nhất nhằm đảm bảo sự công bằng cho cư dân sống trong tòa nhà.

Như vậy, nếu đứng trên cương vị của chủ đầu tư hay cư dân thì vấn đề cấp thiết hàng đầu hiện nay là tìm kiếm một công ty cung cấp dịch vụ quản lý tòa nhà chuyên nghiệp giúp cân bằng lợi ích giữa cả cư dân và chủ đầu tư đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của tòa nhà. PSA khẳng định là đơn vị quản lý tòa nhà chung cư hàng đầu hiện nay. PSA với đội ngũ nhân viên có nghiệp vụ cao, kinh nghiệm thực quản lý hàng trăm công trình lớn nhỏ trên cả nước, PSA cam kết sẽ mang lại sự hài lòng cho cả cư dân và cho chủ đầu tư.

Nếu khách hàng đang có bất cứ vấn đề khúc mắc trong quá trình hoạt động và vận hành của tòa nhà hoặc đang tìm kiếm một địa chỉ quản lý tòa nhà uy tín, khách hàng có thể trực tiếp liên hệ với PSA để được đội ngũ nhân viên của chúng tôi giải đáp và tư vấn. PSA rất hân hạnh được phục vụ quý khách.

baoxaydung.com.vn

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan
0911.033.777
icons8-exercise-96