icon icon

Danh sách 19 đại gia BĐS ‘xếp hàng’ chờ cải tạo chung cư cũ

Cùng gần 70 lô tập thể tại Thành Công, hàng trăm chung cư cũ tại Hà Nội đã được thành phố giao cho các doanh nghiệp lập quy hoạch chi tiết để cải tạo.

DCIM100MEDIADJI_0070.JPG

 

Việc cải tạo, quy hoạch lại các khu tập thể cũ tại Hà Nội đã được bàn đến nhiều năm nay. Ảnh: Đ.X

Cuối năm 2016, UBND thành phố Hà Nội đã hoàn tất việc giao 19 doanh nghiệp lập quy hoạch chi tiết 1/500 để cải tạo các khu chung cư cũ có chiều cao từ 2-6 tầng. Trong số các doanh nghiệp được giao triển khai, bên cạnh trường hợp gây chú ý gần đây của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) với Khu tập thể Thành Công còn có nhiều tên tuổi lớn khác như các Tập đoàn Vingroup, Sungroup, FLC, UDIC, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco), Vinaconex…

Bên cạnh những đại gia bất động sản này, các doanh nghiệp kinh doanh đa ngành lớn như Công ty cổ phần Tập đoàn T&T, Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát… cũng được giao lập quy hoạch một số dự án. Tuy vậy, trong danh sách cũng có những chủ đầu tư từng dính vào kiện cáo với cư dân ở các dự án trước đây, như Công ty cổ phần Địa ốc Sông Hồng hay Tập đoàn Tung Shing…

Tên đơn vị được giao Tên dự án Diện tích Số lô nhà chung cư cũ
Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) Khu tập thể Thành Công 23,058ha 67
Sungroup Khu tập thể Kim Liên 41,43ha 42
Khu tập thể Thanh Xuân Bắc 61
Khu tập thể Thanh Xuân Nam 8
Tập đoàn FLC Khu tập thể Kim Giang 68
Tổng công ty Đầu tư và Phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) Khu tập thể Trung Tự 29
Khu tập thể C6 – Kim Mã Thượng 5
Vingroup Khu tập thể Ngọc Khánh 24ha 58
Khu tập thể Giảng Võ 22,94ha 22
Tập thể Đường sắt 9
Khu tập thể 60 Thổ Quan 6
Khu tập thể xí nghiệp Xây lắp H24 10
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco) Khu tập thể Khương Thượng 14,8ha 30
Tập đoàn Tung Shing Khu tập thể Vĩnh Hồ 22,26ha 30
Tập đoàn Hòa Phát Khu tập thể Tân Mai 20ha 88
Vinaconex Khu tập thể Thuốc lá Thăng Long 7
Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Xuân Mai Khu tập thể 3 tầng phường Nguyễn Trãi, Hà Đông 1,1ha
Công ty cổ phần Đầu tư Sông Đà Việt Đức Khu tập thể Nghĩa Tân 31,66ha 23
Công ty cổ phần Đầu tư đô thị Kang Long (Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển nhà Hào Nam) Khu tập thể Hào Nam 14,97ha 17
MIK Group Khu tập thể Phương Mai 37
GP Invest Khu tập thể Văn Chương 18
Tổng công ty Phát triển Nhà và đô thị Bộ Quốc Phòng Khu tập thể Nam Đồng 28
Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội (Handico) Khu tập thể phường Thanh Nhàn 23
Khu tập thể Mai Động 47
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhà số 7 Hà Nội Khu tập thể Nguyễn Công Trứ 2,98ha 12
Công ty cổ phần Địa ốc Sông Hồng Khu tập thể Quỳnh Mai 17,49ha 41
Công ty cổ phần Tập đoàn T&T Khu tập thể Bách Khoa 29
Khu tập thể Đại học Thủy Lợi, Đống Đa 12

Khi giao các doanh nghiệp thực hiện nội dung nêu trên, UBND thành phố Hà Nội từng nêu rõ nguồn kinh phí cho việc lập quy hoạch chi tiết do các đơn vị này tự chủ động. Sau khi đồ án tổng thể quy hoạch chi tiết được phê duyệt, việc lựa chọn nhà đầu tư tham gia sẽ thực hiện theo quy định. Đến giai đoạn này, thành phố sẽ xem xét, đảm bảo nguồn lợi mà các nhà đầu tư đã thực hiện.

Theo Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội – Lê Văn Dục, trên địa bàn thành phố có gần 1.300 chung cư cũ tại 76 khu và 306 khu chung cư độc lập có quy mô 2-5 tầng. Các khu này đều được xây dựng từ những năm 1960 đến 1990 và đa số đều hết niên hạn sử dụng.

Trên thực tế, việc cải tạo, nâng cấp các khu chung cư tại Hà Nội đã được đặt ra từ lâu với sự tham gia của các chủ đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, nhiều năm qua, quá trình này vẫn còn gặp nhiều vướng mắc, chủ yếu liên quan đến thỏa thuận đền bù, tái định cư giữa chủ dự án và người dân đang sinh sống tại các khu tập thể.

(Theo Vnexpress)

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan
0911.033.777
icons8-exercise-96