CÔNG THỨC TÍNH PHÍ QUẢN LÝ CHUNG CƯ TẠI HÀ NỘI
Phí quản lý chung cư là một trong những vấn đề đang được dư luận nhắc tới rất nhiều trong thời gian gần đây, khi mà liên tiếp các vụ tranh chấp, mâu thuẫn, xung đột xảy ra giữa cư dân với chủ đầu tư. Nếu bạn cũng đang thắc mắc phí quản lý chung cư tại Hà Nội được tính như thế nào, cách tính hiện tại mà Ban quản lý áp dụng tại chung cư của bạn đã đúng chưa, hãy tham khảo ngay bài viết này để có những thông tin hữu ích nhất.
Cách tính phí quản lý chung cư
Theo quy định của Nhà nước, phí quản lý căn hộ chung cư là phí sẽ không tính vào giá bán căn hộ và cư dân có trách nhiệm phải đóng hàng tháng hoặc định kỳ theo quý, tùy thuộc vào quy định của Ban quản lý tòa nhà. Chính vì vậy phí quản lý chung cư tại Hà Nội cũng như các tỉnh thành khác cũng có sự khác nhau tùy theo quy mô của dự án và sẽ được ghi trên hợp đồng mua bán.
Phí quản lý chung cư được sử dụng vào mục đích quản lý vận hành hệ thống kỹ thuật, an ninh bảo vệ, vệ sinh khu vực chung, chăm sóc cảnh quan, hệ thống thang máy, máy bơm, quạt,…
Phí quản lý chung cư được tính theo công thức sau đây:
- Diện tích thông thủy căn hộ x giá dịch vụ quản lý (đối với căn hộ chung cư)
- Diện tích sàn sử dụng x giá dịch vụ quản lý (đối với khu nhà ở thấp tầng như biệt thự, liền kề, nhà phân lô…)
Mức phí này được quy định như thế nào trong các văn bản quy phạm pháp luật?
Mức phí quản lý chung cư tại Hà Nội này đã được quy định rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể:
- Phí quản lý vận hành chung cư được xác định theo quy định tại Điều 106 của Luật Nhà ở, được căn cứ vào từng nhà chung cư và trên cơ sở thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành. Trường hợp nhà chung cư đã được bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa tổ chức được hội nghị nhà chung cư lần đầu thì giá dịch vụ quản lý vận hành do chủ đầu tư quyết định và được ghi rõ trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ. Sau khi tổ chức được hội nghị nhà chung cư thì giá dịch vụ do hội nghị nhà chung cư quyết định trên cơ sở thống nhất với đơn vị quản lý vận hành.
- Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được xác định bằng tiền Việt Nam đồng và tính trên mỗi mét vuông (m2) diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư (xác định theo diện tích thông thủy).
Đối với nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp thì giá dịch vụ quản lý vận hành áp dụng đối với phần diện tích văn phòng, dịch vụ thương mại và diện tích thuộc sở hữu riêng dùng làm chỗ để xe ô tô được xác định theo nguyên tắc thỏa thuận giữa các bên
Trường hợp các bên không thỏa thuận được giá dịch vụ quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều 106 của Luật nhà ở thì xác định theo khung giá dịch vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư đó quy định.
Khu chung cư Valencia do PSA quản lý và vận hành
Hiện nay, phí quản lý chung cư tại Hà Nội cũng được áp dụng theo một khung quản lý chung tùy theo từng loại nhà chung cư, được ban hành kèm theo Quyết định số 243/QĐ-UBND ngày 12/01/2017 của UBND Thành phố Hà Nội:
Loại nhà chung cư | Giá tối thiểu (đồng/m2/tháng) | Giá tối đa (đồng/m2/tháng) |
Nhà chung cư không có thang máy | 700 | 5.000 |
Nhà chung cư có thang máy | 1.200 | 16.500 |
Mức giá trên chưa tính đến các khoản thu được từ kinh doanh dịch vụ của nhà chung cư, trường hợp có nguồn thu từ kinh doanh các dịch vụ khác thuộc phần sở hữu chung của nhà chung cư Chủ đầu tư, Ban quản trị và đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm tính toán để bù đắp chi phí dịch vụ nhà chung cư nhằm mục đích giảm giá dịch vụ nhà chung cư.
Trong khung giá này chưa bao gồm các dịch vụ cao cấp như tắm hơi, bể bơi, truyền hình cáp, internet hoặc các dịch vụ cao cấp khác.
Phí quản lý nhà chung cư
Như bạn đã biết phí quản lý chung cư là khoản tiền hàng tháng cư dân phải chi trả cho hoạt động quản lý chung cư. Các khoản phí này là một khoản tiền không hề nhỏ, trong những phần trên của bài viết, PSA đã chia sẻ đến bạn công thức tính phí quản lý nhà chung cư, phần tiếp theo của bài, PSA sẽ giúp bạn làm rõ cách thu chi các khoản chi phí đó giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về phí quản lý chung cư.
Phí quản lý chung cư được dùng vào những việc gì?
Phí quản lý chung cư được sử dụng để chi trả tất cả các khoản dịch vụ mà ban quản lý chung cư đã sử dụng trong quá trình quản lý và vận hành nhà chung cư. Đối với mỗi loại nhà chung cư khác nhau, sẽ có các danh mục khoản chi phí khác nhau. Các khoản phí đó đều phải thông qua trong Hội nghị nhà chung cư được diễn ra giữa cư dân, chủ sở hữu và ban quản lý tòa nhà nhằm thống nhất các khoản chi phí và quy định của nhà chung cư.
Có rất nhiều cách thức phân loại chi phí như phân loại theo các lĩnh vực trong hoạt động quản lý thì có 4 loại chi phí sau:
- Phí quản lý tài chính
- Phí dành cho hoạt động quản lý khách hàng
- Phí dành cho hoạt động quản lý nhân sự
- Phí dành cho hoạt động quản lý hệ thống kỹ thuật
Phân loại theo các hoạt động trong tòa nhà thì có những loại phí phổ biến sau:
- Phí quản lý, vận hành hệ thống kỹ thuật.
- Phí an ninh bảo vệ.
- Phí vệ sinh khu vực chung như hành lang, đường nội bộ…
- Phí chăm sóc cảnh quan
- Tiền nước cho các khu vực công cộng.
- Tiền điện dành cho thang máy, máy bơm, quạt và các khu vực công cộng.
- Phí sửa chữa các thiết bị trong khu vực chung.
Đối với cư dân – người sử dụng tòa nhà thì phải có trách nhiệm nộp phí theo quy định. Có thể khiếu nại trực tiếp lên ban quản lý tòa nhà nếu như gặp phải bất cứ vấn đề gì đối với hoạt động, sự vận hành của tòa nhà.
Đối với ban quản lý: Tiến hành đôn đốc cư dân chưa nộp phí quản lý. Kê khai, báo cáo các khoản thu và chi rõ ràng và chi tiết nhất. Đồng thời giải quyết mọi vấn đề của khách hàng nếu như gặp bất cứ sự cố nào đối với dịch vụ.
Vậy ai có thẩm quyền được quản lý phí nhà chung cư này?
Với những chung cư có trên 50% số căn hộ được bàn giao, có người sử dụng, chủ đầu tư sẽ tiến hành tổ chức Hội nghị nhà chung cư để bầu ra Ban quản trị chung cư.
Sau khi tổ chức được Hội nghị nhà chung cư lần đầu thì Ban quản trị ký hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành với chủ đầu tư nếu chủ đầu tư có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư và tham gia quản lý vận hành hoặc ký với đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hành khác.
Như vậy, đơn vị quản lý vận hành tòa nhà sẽ có quyền quản lý phí quản lý nhà chung cư công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật và dưới sự giám sát của Ban quản trị nhà chung cư.
Để tránh những mâu thuẫn, xung đột, tranh chấp xảy ra giữa cư dân với chủ đầu tư, Ban quản trị tòa nhà xuất phát từ vấn đề phí quản lý chung cư tại Hà Nội. Tốt hơn hết, đơn vị quản lý và vận hành tòa nhà nên là những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, có năng lực thực sự như PSA. Hãy tham khảo dịch vụ quản lý và vận hành tòa nhà của PSA để thấy được chất lượng dịch vụ vượt trội hơn so với các đơn vị khác.
Để biết nhiều hơn về các dịch vụ quản lý và vận hành nhà chung cư tại PSA vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PSA
Địa chỉ: Tầng 15 tòa nhà VPI, 167 phố Trung Kính, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại: (84-24)-3772 6886 – Fax: (84-24)-3747 8649
Hotline: 0911 033 777 – Tổng đài CSKH 1900 575 772