icon icon

[MẪU THAM KHẢO CHI TIẾT] Biên bản bảo dưỡng bảo trì hệ thống PCCC

Biên bản bảo dưỡng bảo trì hệ thống PCCC có thể giúp ban quản lý các tòa nhà, dễ dàng theo dõi, kiểm soát được quá trình bảo dưỡng, bảo trì hệ thống PCCC. Bạn hãy cùng PSA tìm hiểu về biên bản này qua bài viết sau.

1. Như thế nào là biên bản bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy?

Biên bản nghiệm thu bảo trì, bảo dưỡng hệ thống PCCC là biên bản nghiệm thu, đánh giá chất lượng dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng hệ thống PCCC (trong đó bao gồm: số lượng thiết bị, các công việc đã thực hiện, đánh giá chất lượng công việc.

Biên bản có nội dung nêu rõ các công việc, các thiết bị cần bảo trì để đảm bảo công tác PCCC hiệu quả. Đây cũng là cơ sở ghi nhận kết quả đánh giá chất lượng hệ thống PCCC sau khi bảo trì.

Ghi lại biên bản bảo dưỡng bảo trì hệ thống PCCC có nhiều lợi ích
Ghi lại biên bản giúp bạn dễ dàng đánh giá quá trình bảo dưỡng, bảo trì hệ thống PCCC.

2. Mẫu biên bản bảo dưỡng bảo trì hệ thống PCCC

TÊN ĐƠN VỊ                              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                            Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

BIÊN BẢN NGHIỆM THU, BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Ngày…, tháng…., năm…. 

1.Bên A

Ông / Bà:…………………………….. Chức vụ:………………………..
Địa chỉ:………………………………..
Số điện thoại:………………………. Số Fax:………………………….
Số tài khoản:……………………… Mở tại ngân hàng:……………………………

2.Bên B

Ông / Bà:……………………………. Chức vụ:……………………………….
Địa chỉ:………………………………
Số điện thoại:………………………….. Số Fax:……………………………………
Số tài khoản:……………………………. Mã số thuế:……………………………….
Mở tại ngân hàng:…………………………………………………………………………………

Hai bên đã thống nhất nghiệm thu bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, bảo dưỡng hệ thống PCCC với những nội dung chính sau đây:

  • Bên B đã hoàn thành viên bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị sau cho Bên A theo đúng hợp đồng hai bên đã thỏa thuận:
TT Loại thiết bị Số lượng / số lần đã bảo dưỡng, sửa chữa Kết quả Đơn giá Thành tiền
1
2
  • Bên A đã kiểm tra, vận hành thử trang thiết bị sau khi bảo dưỡng, sửa chữa, đảm bảo chất lượng, vận hành ổn định.
Bên A

(Ký, ghi rõ họ tên)

Bên B

(Ký, ghi rõ họ tên)

3. Quy định về bảo dưỡng, bảo trì hệ thống PCCC

Các văn bản pháp luật hiện hành có quy định cụ thể về việc bảo dưỡng, bảo trì hệ thống PCCC.

3.1. Quy định về người thực hiện bảo dưỡng, bảo trì hệ thống PCCC

Thông tư 17/2021/TT-BCA ngày 5/02/2021 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/03/2021, thay thế Thông tư số 52/2014/TT-BCA ngày 28/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an đã đưa ra các quy định về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

Về người thực hiện bảo dưỡng, bảo trì, có quy định cụ thể như sau: “Việc kiểm tra bảo dưỡng phương tiện, thiết bị PCCC phải do các tổ chức chuyên môn hoặc nhân viên kỹ thuật an toàn PCCC của cơ sở thực hiện. Những người làm việc này phải được huấn luyện và có trình độ chuyên môn phù hợp”. 

Để thực hiện bảo dưỡng phương tiện, thiết bị PCCC bao gồm các chuyên ngành như, người thực hiện cần có trình độ chuyên môn phù hợp ở các lĩnh vực như:

  • PCCC
  • Điện
  • Điện tử
  • Viễn thông
  • Kỹ thuật cơ khí
  • Cơ kỹ thuật…
Người thực hiện bảo dưỡng, bảo trì hệ thống PCCC phải được huấn luyện và có trình độ chuyên môn phù hợp.
Người thực hiện bảo dưỡng, bảo trì hệ thống PCCC phải được huấn luyện và có trình độ chuyên môn phù hợp.

Các tổ chức, đơn vị tiến hành ký và thực hiện hợp đồng bảo dưỡng hệ thống PCCC cũng phải đảm bảo có ngành nghề kinh doanh phù hợp như:

  • Thi công
  • Lắp đặt hệ thống PCCC
  • Kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống PCCC

Bạn cũng nên lưu ý việc ký hợp đồng bảo dưỡng hệ thống PCCC đơn vị thi công và chủ cơ sở được thực hiện theo pháp luật dân sự.

Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở, chủ hộ gia đình trong quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy được quy định cụ thể tại Điều 13 của Thông tư 17/2021/TT-BCA như sau:

  • Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý.
  • Tổ chức lập và quản lý hồ sơ về phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
  • Tổ chức cho cán bộ, nhân viên, người lao động trong cơ quan, tổ chức, cơ sở học tập sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã trang bị.
  • Phân công người làm công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • Thống kê, báo cáo cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp và cơ quan có thẩm quyền về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • Kiểm tra, xử lý vi phạm hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • Bảo đảm kinh phí phục vụ công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Trách nhiệm của những người liên quan đến quá trình bảo dưỡng, bảo trì hệ thống PCCC đã được nêu rõ trong các văn bản pháp luật.
Trách nhiệm của những người liên quan đến quá trình bảo dưỡng, bảo trì hệ thống PCCC đã được nêu rõ trong các văn bản pháp luật.

Trách nhiệm của người được giao quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy được quy định cụ thể tại Điều 14 Thông tư 17/2021/TT-BCA như sau:

  • Quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo đúng quy định của nhà sản xuất và theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
  • Thường xuyên kiểm tra nơi bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý; phát hiện kịp thời phương tiện bị mất, hư hỏng hoặc nơi bảo quản, bảo dưỡng không bảo đảm an toàn để báo cáo cơ quan, tổ chức, cơ sở trực tiếp quản lý có biện pháp xử lý, khắc phục.
  •  Thống kê, báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở trực tiếp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

3.2. Quy định về tần suất bảo dưỡng, bảo trì hệ thống PCCC

Tần suất bảo trì, bảo dưỡng hệ thống báo cháy được quy định cụ thể tại Mục I, Phụ lục VII, Thông tư 17/2021/TT-BCA như sau:

  • Thiết bị thuộc hệ thống báo cháy (tủ trung tâm báo cháy, đầu báo cháy các loại, thiết bị cảnh báo cháy sớm, modul các loại, chuông báo cháy, đèn báo cháy, nút báo cháy, nút ấn báo cháy, hệ thống âm thanh báo cháy và hướng dẫn thoát nạn) sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng. Các thiết bị này chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.
  • Thiết bị thuộc hệ thống báo cháy sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra ít nhất một năm một lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.
  • Việc bảo dưỡng định kỳ được thực hiện tùy theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt và theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhưng ít nhất hai năm một lần phải tổ chức bảo dưỡng toàn bộ hệ thống.
  • Việc kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị thuộc hệ thống báo cháy phải tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và theo TCVN 5738:2001 và TCVN 3890:2009.
Các thiết bị thuộc hệ thống báo cháy sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra ít nhất mỗi năm một lần.
Các thiết bị thuộc hệ thống báo cháy sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra ít nhất mỗi năm một lần.

Đối với thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt, tần suất bảo dưỡng, bảo trì hệ thống được quy định cụ thể tại Mục II Phụ lục VIII Thông tư 17/2021/TT-BCA  như sau:

  • Các thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan. Các thiết bị đó gồm:
    • Tủ điều khiển chữa cháy; chuông, còi, đèn, bảng cảnh báo xả chất chữa cháy
    • Van báo động, van tràn ngập, van giám sát, van chọn vùng, van góc, công tắc áp lực, công tắc dòng chảy.
    • Ông phi kim loại dùng trong hệ thống cấp nước chữa cháy tự động, ống mềm dùng cho đầu phun chữa cháy; họng tiếp nước chữa cháy, đầu phun chất chữa cháy các loại.
    • Chai, thiết bị chứa khí, sol-khí, bột, bọt chữa cháy các loại.
  • Thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt, sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ một năm một lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.
  • Việc kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt, phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các tiêu chuẩn chuyên ngành (TCVN 6101:1996, TCVN 6305:1997, TCVN 71611:2002, TCVN 7336:2003 , TCVN 7161:2009 và các tiêu chuẩn khác có liên quan).
Sau khi đưa vào hoạt động, các thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước,... phải được bảo dưỡng định kỳ mỗi năm một lần.
Sau khi đưa vào hoạt động, các thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước,… phải được bảo dưỡng định kỳ mỗi năm một lần.

4. Quy trình bảo dưỡng, bảo trì hệ thống PCCC

4.1. Quy trình kiểm tra hệ thống chữa cháy

  • Kiểm tra hệ thống máy bơm PCCC: Các bộ phận như máy bơm điện, máy bơm bù áp, tủ điều khiển, đèn báo, đồng hồ volt, ampe, CB tổng, CB điều khiển máy bơm, Rơle trung gian, De cần được kiểm tra tình trạng hoạt động xem còn ổn không. 
  • Kiểm tra các đường ống cứu hỏa chính dẫn lên các tầng của tòa nhà. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra các van khóa đường ống dẫn nước, đồng hồ đo áp lực nước, các vòi phun nước cứu hỏa lay timer, điện áp AC vào và nguồn DC.
  • Kiểm tra hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler: 
    • Kiểm tra chức năng và vệ sinh đầu Sprinkler.
    • Vận hành 2 Valve phía sau 2 nhà kho để kiểm tra.
    • Thay nước mới trong hệ thống và kiểm tra chuông báo động của trạm bơm.
Quy trình kiểm tra hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler gồm kiểm tra chức năng, chuông báo động, vệ sinh, vận hành, thay nước.
Quy trình kiểm tra hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler gồm kiểm tra chức năng, chuông báo động, vệ sinh, vận hành, thay nước.
  • Kiểm tra hệ thống chữa cháy vách tường:
    • Tiến hành quan sát, kiểm tra tất cả các cuộn vòi.
    • Căng, trải vòi phun, thử độ kín vòi, tháo xả vòi phun. 
    • Phơi và đặt vào tủ, kiểm tra thao tác đấu nối, độ kín của van, thay ron nếu cần.
  • Kiểm tra hệ thống trụ nước ngoài trời: 
    • Kiểm tra tất cả các trụ nước. 
    • Xả thử nước không áp, loại bỏ nước trong ống và tiến hành bơm lại nước mới.
  • Kiểm tra các valve khống chế: 
    • Thử đóng mở các van ở các hố van. 
    • Tra dầu nhớt từng van và thay ron trong trường hợp cần thiết.
  • Kiểm tra bình chữa cháy cầm tay, quả cầu chữa cháy: 
    • Kiểm tra đồng hồ áp suất bình / quả cầu. 
    • Niêm phong chì thiết bị.

4.2. Quy trình kiểm tra hệ thống phòng cháy, báo cháy

  • Kiểm tra tủ trung tâm điều khiển: Các bộ phận cần kiểm tra gồm:
    • Đèn báo lỗi trong tủ điều khiển
    • Màn hình bàn phím phụ
    • Đèn đang vào vị trí hoạt động ổn định
  • Kiểm tra nguồn AC:
    • Cắt nguồn điện xoay chiều cấp nguồn
    • Kết nối nguồn AC lại cho tủ điều khiển
  • Kiểm tra Ắc quy: Kiểm tra xem công suất ắc quy có đủ điện cung cấp nguồn khi cúp điện.
  • Kiểm tra đèn báo: Kiểm tra trạng thái đèn báo của các Zone trên tủ và màn hình bàn phím phụ.
  • Kiểm tra hệ thống báo khẩn: Kiểm tra đầu cảm biến với các yếu tố như beam, khói, nhiệt cũng như kiểm tra nút nhấn khẩn, chuông báo cháy.
  •  Kiểm tra thiết bị cảm biến khói: Sử dụng thiết bị tạo khói để thử cảm biến khói. Trường hợp cảm biến khói hư hỏng, hãy tiến hành thay mới kịp thời.
  •  Kiểm tra thiết bị cảm biến nhiệt: Sử dụng thiết bị tạo nhiệt ví dụ như bật lửa để hơ đầu cảm biến nhiệt. Trường hợp cảm biến bị hư hỏng, hãy thay mới.
  • Kiểm tra toàn bộ các đầu báo, bàn phím phụ, chuông, tủ trung tâm: Mở nắp của các đầu báo để lau chùi, vệ sinh sạch bụi các cảm biến. Bạn có thể thay mới trong trường hợp phát hiện thấy có hư hỏng.
  • Kiểm tra các đèn led trên cảm biến: Quan sát xem các đèn led có nhấp nháy theo chu kỳ như bình thường hay không.

Trên đây, bạn đã cùng PSA tìm hiểu về biên bản bảo dưỡng bảo trì hệ thống PCCC cũng như các quy định, quy trình bảo dưỡng, bảo trì liên quan. Nếu cần thêm thông tin tư vấn hay cần thuê dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng hệ thống PCCC chuyên nghiệp, bạn có thể liên hệ với PSA.

PSA – Tận tay, Tận tâm

  • Fanpage: https://www.facebook.com/QuanLyToaNhaPSA
  • Zalo: https://zalo.me/2568370176442002461
  • Website: Psa.vn
  • Hotline: 0911 033 777
  • Hệ thống các chi nhánh:
    • Trụ sở chính: Tầng 15, Tòa nhà VPI, số 167 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
    • Chi nhánh phía Nam: Tầng 3, số 46 Trương Định, phường Võ Thị Sáu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
    • Chi nhánh Nghi Sơn: Vạn Xuân Thành, phường Xuân Lâm, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
    • Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Số 74 đường Quang Trung, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.
0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan
0911.033.777
icons8-exercise-96