icon icon

Tăng cường công tác phòng chống lụt bão tại các tòa nhà cao tầng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia (NCHMF), từ đầu tháng 5/2024 đến nay, trên cả nước xuất hiện nhiều ngày có mưa rào và dông. NCHMF cũng dự báo, từ nay đến tháng 10 sẽ có khoảng 2-4 cơn bão đổ bộ vào đất liền nước ta. Con số này cao hơn một chút so với trung bình nhiều năm.

Mưa bão thường đi kèm với lũ lụt, ngập úng, tiềm ẩn nguy cơ gây ra những thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Đối với các tòa cao ốc, việc đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão là điều vô cùng quan trọng. Bài viết này chia sẻ những kinh nghiệm phòng chống lụt bão hiệu quả của chuyên gia đến từ PSA – một trong những đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực quản lý vận hành tòa nhà, bất động sản

1. Các giải pháp cần chuẩn bị kỹ trước mùa mưa bão

Chuẩn bị kỹ lưỡng là nền tảng then chốt, đòi hỏi quá trình diễn ra liên tục và đồng bộ các giải pháp:

1.1. Kiểm tra hệ thống thoát nước

  • Kiểm tra và vệ sinh định kỳ hệ thống thoát nước: Loại bỏ rác thải, cặn bẩn có thể gây tắc nghẽn đường ống thoát nước, đảm bảo hệ thống hoạt động thông suốt.
  • Lắp đặt hệ thống thoát nước phụ: Tại các khu vực có nguy cơ ngập lụt cao, lắp đặt thêm hệ thống thoát nước phụ để tăng khả năng thoát nước cho các tòa nhà văn phòng, chung cư,…
  • Bảo trì hệ thống bơm nước chống ngập: Thường xuyên kiểm tra và bảo trì hệ thống bơm nước chống ngập của tòa nhà để đảm bảo luôn trong trạng thái sẵn sàng hoạt động.

1.2. Kiểm tra hệ thống điện

  • Kiểm tra tổng thể: Đảm bảo hệ thống điện được lắp đặt đúng tiêu chuẩn, không bị rò rỉ điện, không có dấu hiệu hư hỏng, mối nối lỏng lẻo, dây dẫn bị sờn, nứt nẻ. 
  • Kiểm tra chống nước cho hệ thống điện: Đảm bảo ngăn nước xâm nhập và chống thấm cho khu vực đặt tủ điện, ổ cắm điện.

1.3. Kiểm tra hệ thống chống sét

Thường xuyên kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét để đảm bảo hoạt động hiệu quả, bảo vệ tòa nhà khỏi nguy cơ sét đánh.

1.4. Kiểm tra và gia cố kết cấu tòa nhà

  • Kiểm tra cửa chống thấm: Xử lý các khe hở, vết nứt trên cửa để ngăn nước tràn vào tòa nhà.
  • Gia cố các hạng mục có nguy cơ bị ảnh hưởng: Gia cố mái hiên, biển quảng cáo, lan can,… để tránh bị gió quật ngã.
Kỹ thuật viên PSA đang thực hiện công tác kiểm tra

1.5. Chuẩn bị vật dụng và phương án phòng chống lụt bão

  • Chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết: bao cát, thanh chắn, xẻng, cuốc, áo mưa, ủng, đèn,… 
  • Kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc nội bộ như điện thoại, bộ đàm,… để đảm bảo liên lạc thông suốt.
  • Lập và thực hiện phương án phòng chống lụt bão: Khảo sát thực tế, đánh giá nguy cơ ngập lụt để xây dựng phương án phòng chống lụt bão phù hợp với đặc điểm của từng loại hình tòa nhà văn phòng, chung cư,… và khu vực xung quanh, bao gồm các nội dung như: phân công chỉ huy, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ đối với từng bộ phận (bảo vệ, kỹ thuật, vệ sinh,…). 
  • Phương án cần cụ thể hóa cho mỗi trường hợp như khi chuẩn bị có mưa, khi mưa to kèm gió hắt nước qua cửa kính, khi nước tràn xuống hầm, thu dọn sau khi mưa,…
  • Kiểm tra đảm bảo nguồn nhiên liệu cho máy phát điện dự phòng trong trường hợp mưa bão gây sự cố mất điện lưới.

1.6. Tập huấn phương án phòng chống lụt bão

Thường xuyên tập huấn cho cán bộ nhân viên để họ nắm rõ, thực hiện thành thạo phương án và phải biết cách sử dụng các thiết bị cứu hộ khi có sự cố xảy ra.

1.7. Hợp tác với các cơ quan chức năng

  • Giữ liên lạc chặt chẽ với các cơ quan chức năng địa phương: Theo dõi thông tin dự báo thời tiết và nhận hướng dẫn khi cần thiết.
  • Tham gia các hoạt động phòng chống lụt bão do chính quyền địa phương tổ chức.
Kỹ thuật viên PSA kiểm tra, sửa chữa trước bão

2. Áp dụng biện pháp phòng chống rủi ro khi có mưa bão

Khi có mưa bão xảy ra, việc bình tĩnh ứng phó và thực hiện các biện pháp phòng chống rủi ro hiệu quả là vô cùng quan trọng:

  • Bố trí trực chỉ huy và tăng cường nhân sự: Căn cứ vào tình hình thực tế, Ban quản lý tòa nhà sẽ quyết định cấp độ nguy hiểm theo thứ tự tăng dần từ cấp độ số 1 – 3, khi thông báo ở cấp độ nào thì nhân sự đã được quy định ở cấp độ đó tham gia ứng trực.
  • Theo dõi sát sao diễn biến của mưa bão, lụt lội: Cập nhật thường xuyên thông tin từ các cơ quan chức năng về tình hình mưa bão và dự báo thời tiết. 
  • Thực hiện phương án phòng chống lụt bão: Áp dụng phương án phòng chống lụt bão đã được xây dựng, thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn cho người và tài sản.
  • Nhắc nhở cư dân trong tòa chung cư hoặc các đơn vị làm việc trong tòa nhà văn phòng: Gửi công văn/thông báo qua hệ thống loa công cộng đến cư dân đang cư trú hoặc các đơn vị đang làm việc trong tòa nhà về việc đóng và chốt chặt cửa sổ khi có gió to, trời sắp mưa, bão. Ngoài ra, cần có hướng dẫn/điều tiết phương tiện ra/vào khu vực hầm trong trường hợp phải áp dụng biện pháp ngăn chặn nước xuống hầm khi mưa quá to.
  • Giữ liên lạc với các cơ quan chức năng: Duy trì liên lạc chặt chẽ với các cơ quan chức năng để được hỗ trợ khi cần thiết.

Chúng tôi hy vọng những chia sẻ trên đã mang đến cho độc giả cái nhìn tổng quan và những kiến thức hữu ích về phòng chống lụt bão tại các cao ốc đô thị. 

Nguồn: PSA

0/5 (0 Reviews)

Để lại bình luận

Bài viết liên quan
0911.033.777
icons8-exercise-96